Doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ

26/07/2023 | Doanh nghiệp

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thiết yếu của con người ngày càng lăng lên kéo theo đó nhu cầu trang trí nhà cửa cũng tăng, và đồ gỗ mỹ nghệ luôn là lựa chọn đầu tiên của chúng ta vì sự sang trọng, đẳng cấp. Chính vì vậy nhiều nhà kinh doanh mong muốn thành lập doanh nghiệp chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây DB Legal sẽ cung cấp cho khách hàng những quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại Việt Nam.

1. Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau đây:

+ Công ty cổ phần.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

+ Công ty hợp danh.

+ Doanh nghiệp tư nhân.

Khách hàng cần căn cứ vào mục đích, khả năng và nhu cầu của mình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.

– Địa chỉ trụ sở khi thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

– Vốn điều lệ của doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ:

Đối với doanh nghiệp hoạt động ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa.

Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó.

– Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể chuyên về sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ hoặc kinh doanh thêm những ngành nghề phụ bên cạnh các ngành nghề về sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ.

Doanh nghiệp có thể tham khảo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và thêm mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

+ Mã ngành 1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

+ Mã ngành 1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác

+ Mã ngành 1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng

+ Mã ngành 1623: Sản xuất bao bì bằng gỗ

+ Mã ngành 1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện

+ Mã ngành 31001: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ

+ Mã ngành 46631: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

+ Mã ngành 46496: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự

+ Mã ngành 4759:  Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

2. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần).

- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền.

3. Nộp hồ sơ

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn

4. Nhận kết quả

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại Việt Nam. Nếu khách hàng có thắc mắc gì chưa hiểu rõ thì có thể tham khảo dịch vụ thành lập doanh nghiệp của DB Legal.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi

Local Office Numbers:
Hotline/Zalo/Whatsapp: +84 357 466 579
Email: contact@dblegal.vn

Liên hệ

Địa chỉ 1: Tầng 3, Tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Địa chỉ 2: 28 Thanh Lương 20, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Hotline 1: (+84) 357 466 579

Hotline 2: (+84) 985 271 242

Điện thoại: (+84) 236.366.4674

Email: contact@dblegal.vn