Pháp lý

Dịch thuật và công chứng/chứng thực bản dịch

Các hồ sơ tiếng nước ngoài trước khi trình lên cơ quan chức năng cần được hợp pháp hóa (nếu được yêu cầu) sau đó phải dịch sang tiếng Việt rồi chứng thực hoặc công chứng bản dịch đó mới có giá trị pháp lý. Ngược lại các hồ sơ tiếng Việt trước khi trình lên cơ quan chức năng ở nước khác cũng cần phải dịch sang ngôn ngữ nước sở tại, chứng thực/công chứng (có khi cần phải hợp pháp hóa nếu được yêu cầu)

1. Các tài liệu thường yêu cầu dịch công chứng/chứng thực

- Giấy tờ nhập cảnh, nhập cư, định cư, tái định cư.

- Giấy tờ cần gửi đến các cơ quan chức năng thuộc sự quản lý của Nhà nước hoặc chính phủ quốc gia đó.

- Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân từ nước ngoài chuyển về điều trị tại Việt Nam hoặc từ Việt Nam chuyển sang nước ngoài.

- Tài liệu hành chính như báo cáo về tội phạm, hồ sơ hình sự, giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử…

- Hồ sơ cá nhân: Hợp đồng, tài liệu tham khảo, giấy chứng nhận việc làm và nhiều hơn nữa.

- Hồ sơ học tập: Trình độ học vấn, bảng điểm…

- Văn bản pháp luật: Các bản án, quyết định, bản án…

Ngoài một số lĩnh vực nêu trên thì còn một số tài liệu khác cần chứng thực như: báo cáo ngân hàng, di chúc, báo cáo nghiên cứu khoa học, giấy phép kinh doanh… Hãy nhớ rằng bất cứ khi nào bản dịch của bạn cần phải trình lên các cơ quan nhà nước, bạn cần phải chứng thực bản dịch.

2. Chứng thực bản dịch và công chứng bản dịch khác nhau như thế nào?

Công chứng bản dịch

Chứng thực bản dịch

Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”

Theo Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: “Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính; Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch…”.

Về thẩm quyền: Công chứng hợp đồng, giao dịch do cơ quan bổ trợ tư pháp cụ thể là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng thực hiện.

Lưu ý công chứng viên cũng có thẩm quyền chứng thực. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

 

Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện.

 

Như vậy, Công chứng bản dịch là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với một văn bản, tài liệu nước ngoài có con dấu pháp lý khi muốn sử dụng tại Việt Nam. Người dịch thuật bản dịch công chứng phải là CTV đã ký hợp đồng với phòng tư pháp địa phương cấp quận/huyện. Họ đã được công khai niêm yết chữ ký trên trụ sở. Giấy tờ sau khi được dịch thuật sẽ được chuyển cho công chứng viên. Kế tiếp, công chứng viên sẽ đối chiếu với bản gốc và đóng dấu xác nhận khi chuẩn xác về nội dung

Chứng thực bản dịch chỉ là thủ tục xác nhận bản sao, chữ ký trong bản dịch chính xác so với bản gốc. Không xét đến nội dung bên trong của văn bản. Chứng thực bản dịch có thể được thực hiện ở Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện

Hiện tại pháp luật không quy định hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng, giao dịch được chứng thực hoặc được công chứng cái nào có giá trị pháp lý cao hơn. Do đó người dân có thể lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực. Thực tế cho thấy các hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ được đảm tính hợp pháp và giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.

For more information: Our Vietnamese social page or  English social page

Local Office Numbers:
Hotline: +84 357 466 579
Email: contact@dblegal.vn

 

 

Liên hệ

Địa chỉ 1: Tầng 3, Tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Địa chỉ 2: 28 Thanh Lương 20, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Hotline 1: (+84) 357 466 579

Hotline 2: (+84) 985 271 242

Điện thoại: (+84) 236.366.4674

Email: contact@dblegal.vn

zalo
facebook