Mẫu đơn xin thôi việc
Khi quyết định xin nghỉ việc, việc đầu tiên bạn cần làm là thông báo cho quản lý hoặc cấp trên trực tiếp quản lý bạn trước một thời gian tùy thuộc vào quy định của công ty và hợp đồng lao động bạn đã ký cùng với công ty khi nhận việc
Mục lục:
- I. Quy trình xin nghỉ việc đúng theo quy định pháp luật Việt Nam
- 1. Thông báo nghỉ việc (nên làm)
- 2. Chuẩn bị đơn xin nghỉ việc và nộp đơn xin nghỉ việc đến các bên liên quan
- 3. Bàn giao công việc/ Duyệt đơn xin nghỉ và thanh toán hợp đồng
- II. Những trường hợp không cần phải viết đơn xin nghỉ/thôi việc
- III. Hậu quả của việc người lao động nghỉ việc trái quy định của pháp luật:
- IV. Những chú ý khi viết đơn xin nghỉ việc
- V. Mẫu đơn xin nghỉ việc
I. Quy trình xin nghỉ việc đúng theo quy định pháp luật Việt Nam
1. Thông báo nghỉ việc (nên làm)
Khi quyết định xin nghỉ việc, việc đầu tiên bạn cần làm là thông báo cho quản lý hoặc cấp trên trực tiếp quản lý bạn trước một thời gian tùy thuộc vào quy định của công ty và hợp đồng lao động bạn đã ký cùng với công ty khi nhận việc. Lưu ý hãy tìm hiểu cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc tránh làm mất lòng sếp để rời công việc một cách êm đẹp và không đánh mất các mối quan hệ có được từ công việc hiện tại.
Bạn có thể trao đổi trực tiếp với cấp trên nhưng kinh nghiệm xin nghỉ việc dành cho bạn là nên có văn bản để xác nhận hai bên đã nắm được thông tin để đề phòng trường hợp xảy ra rắc rối về pháp lý sau này.
2. Chuẩn bị đơn xin nghỉ việc và nộp đơn xin nghỉ việc đến các bên liên quan
Sau khi thông báo nghỉ việc, bạn cần viết đơn xin nghỉ việc để chính thức thông báo với cấp trên. Bước này là bước thủ tục giấy tờ quan trọng và không thể thiếu trong quy trình xin nghỉ việc.
Lưu ý thời gian nộp đơn xin nghỉ việc với thời gian dự kiến nghỉ việc cần tuân thủ Bộ Luật lao động hiện hành (Theo điều 35 Bộ Luật Lao động 2019)
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
3. Bàn giao công việc/ Duyệt đơn xin nghỉ và thanh toán hợp đồng
Sau khi bạn nghỉ việc, công ty sẽ cần người thay thế vào vị trí của bạn. Là người tiền nhiệm, bạn có nhiệm vụ bàn giao lại toàn bộ công việc và tài sản của công ty cho người có trách nhiệm. Việc này vừa đảm bảo công việc của công ty được tiếp tục diễn ra ngay cả khi bạn nghỉ việc và tránh những rắc rối về pháp lý sau khi bạn nghỉ việc. Để bàn giao đúng thủ tục, bạn cần tìm hiểu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc và tầm quan trọng của nó.
Theo đúng quy trình, cấp trên và các bộ phận có trách nhiệm trong công ty sẽ duyệt đơn xin nghỉ việc của bạn và thanh toán hợp đồng bao gồm cả lương, thưởng, phạt... Trong thời gian chờ đợi xử lý đến thời điểm bạn dự kiến nghỉ việc trong đơn đã nộp, bạn sẽ phải tiếp tục làm việc như bình thường.
II. Những trường hợp không cần phải viết đơn xin nghỉ/thôi việc
1. Hết hạn hợp đồng lao động
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật Lao động 2019
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật Lao động.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
III. Hậu quả của việc người lao động nghỉ việc trái quy định của pháp luật:
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo
IV. Những chú ý khi viết đơn xin nghỉ việc
1 Sử dụng ngôn ngữ lịch sự
Cho dù bạn nghỉ việc vì bất cứ lý do gì kể cả là có mâu thuẫn hay lý do không vui vẻ thì ngôn ngữ sử dụng trong đơn xin nghỉ việc phải lịch sự, trung tính, không đưa cảm xúc cá nhân quá nhiều vào lá đơn và đặc biệt cần tránh đưa cảm xúc tiêu cực và lời lẽ thiếu tôn trọng.
2. Bày tỏ lời cảm ơn
Một công việc dù vui vẻ hay không cũng sẽ luôn cho bạn bài học và kinh nghiệm. Vì vậy, bạn có thể gửi lời cảm ơn tới cấp trên, đồng nghiệp về những điều bạn đã nhận được nhờ công việc.
3 Lý do xin nghỉ việc
Bạn chỉ cần viết đơn giản, ngắn gọn một cách nhẹ nhàng, trung thực trong lá đơn. Khi trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, bạn có thể trình bày hoàn cảnh để sếp hiểu rõ và thông cảm với quyết định của bạn. Một số lý do mà bạn có thể tham khảo
- Không phù hợp với văn hoá công ty
- Mẫu thuẫn với cấp trên
- Thay đổi chỗ ở
- Chế độ đãi ngộ không thoả đáng
- Không có cơ hội phát triển, thăng tiến
- Có cơ hội việc làm tốt hơn
- Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
- Đi học, nâng cao trình độ
- Nghỉ hưu
V. Mẫu đơn xin nghỉ việc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC (1)
Kính gửi: - Ban Giám đốc Công ty (2)……………………
- Trưởng phòng Nhân sự (3)……………………
- Trưởng phòng (4).…………………………….
Tôi tên là: ...............................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………
Chức vụ (5): ...................................... Bộ phận (6): ..................................................
Tôi làm đơn này với nội dung:
Tôi xin phép được thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày (7)….tháng…. năm… với lý do(8): ……………………………………………………………………….
Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn (9)…. năm làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.
Những ngày tháng làm việc tại Quý Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm (10)…………………………………………………………………………………
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn.
Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.
Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà (11): ................................................................................................................................
Bộ phận (12): ............................................................................................................
Các công việc được bàn giao (13): ………………………………………………...
Tôi cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc.
Xin trân trọng cảm ơn!
……, ngày …… tháng …… năm……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Một số mẫu đơn nghỉ việc khác (Gồm tiếng Anh)
For more information: Our Vietnamese social page or English social page
Call Us:
Local Office Numbers: | |
Hotline/Zalo/Whatsapp: | +84 357 466 579 |
Email: | contact@dblegal.vn |