Lao Động và Việc Làm

Bị sa thải trái pháp luật phải làm sao

Việc bị sa thải đột ngột có thể khiến người lao động hoang mang, lo lắng, nhất là khi việc sa thải đó là trái pháp luật. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng! Pháp luật Việt Nam có những quy định rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi bị sa thải trái pháp luật.

I. Nhận biết sa thải trái pháp luật

Trước hết, bạn cần xác định xem mình có thực sự bị sa thải trái pháp luật hay không. Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, người sử dụng lao động chỉ được sa thải người lao động trong các trường hợp sau:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động 2019;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải khi người lao động có các hành vi theo quy định nêu trên. Ngoài những trường hợp được quy định tại Điều 125 Bộ Luật lao động thì người sử dụng lao động không được phép áp dụng biện pháp sa thải đối với người lao động. Người sử dụng lao động phải thực hiện thủ tục xử lý kỷ luật sa thải trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Nếu doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động sai thải quá thời hiệu thì việc xử lý được xem là trái quy định.

II. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định như sau:

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ Luật lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 123 Bộ Luật lao động.

III. Cách xử lý khi bị sa thải trái pháp luật

Nếu bạn cho rằng mình bị sa thải trái pháp luật, bạn có thể thực hiện các bước sau:

1. Khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền: Gửi yêu cầu đến Hòa giải viên lao động hoặc Hội đồng trọng tài lao động để yêu cầu giải quyết việc áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật lao động sa thải trái quy định.

Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

b) Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

c) Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

a) Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 dưới đây.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

d) Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

5. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền:

Bạn có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền lợi.Thời gian xem xét xử lý hồ sơ là từ 6 đến 8 tháng tùy vào tính phức tạp của hồ sơ.

IV. Vai trò của luật sư lao động tại Đà Nẵng

Trong quá trình xử lý việc bị sa thải trái pháp luật, việc có luật sư hỗ trợ là rất quan trọng. Luật sư sẽ giúp bạn:

- Tư vấn pháp lý: Phân tích tình huống cụ thể, xác định có bị sa thải trái pháp luật hay không, tư vấn về quyền lợi và cách thức xử lý.

- Soạn thảo hồ sơ: Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn khởi kiện...

- Đại diện tham gia tố tụng: Đại diện bạn làm việc với cơ quan chức năng, tham gia phiên tòa.

 

Thông tin có trong bài viết này mang tính chất chung và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về quy định pháp luật. DB Legal sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ việc sử dụng hoặc áp dụng thông tin cho bất kỳ mục đích kinh doanh nào. Để có tư vấn pháp lý chuyên sâu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Local Office Numbers:
Hotline/Zalo/Whatsapp: +84 357 466 579
Email: contact@dblegal.vn
 

Liên hệ

Địa chỉ 1: Tầng 3, Tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Địa chỉ 2: 28 Thanh Lương 20, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Hotline 1: (+84) 357 466 579

Hotline 2: (+84) 985 271 242

Điện thoại: (+84) 236.366.4674

Email: contact@dblegal.vn

zalo
facebook