Tổng hợp 10 bản án lao động về tranh chấp xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án cấp phúc thẩm
Thống kê 10 bản án lao động về tranh chấp xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án cấp phúc thẩm
Mục lục:
- 1. Bản án số 01/2015/LĐ-PT ngày 15/5/2015 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 2. Bản án số 08/2016/LĐ-PT ngày 12/12/2016 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 3. Bản án số 04/2018/LĐ-PT ngày 01/02/2018 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 4. Bản án số 07/2019/LĐ-PT ngày 10/05/2019 về việc tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 5. Bản án số 07/2019/LĐ-PT ngày 21/08/2019 về việc tranh chấp lao động theo hình thức sa thải.
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 6. Bản án số 02/2017/LĐ-PT ngày 26/07/2017 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 7. Bản án số 17/2018/LĐ-PT ngày 05/11/2018 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, tiền phép năm, tiền thưởng, tiền phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 8. Bản án số 11/2019/LĐ-PT ngày 13/06/2019 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 9. Bản án số 14/2019/LĐ-PT ngày 17/07/2019 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- *Nội dung bản án:
- *Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- *Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- *Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
- 10. Bản án số 27/2019/LĐ-PT ngày 22/11/2019 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Bản án số 01/2015/LĐ-PT ngày 15/5/2015 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
*Nội dung bản án:
Ông Văn Công S làm việc cho Công ty CTGTBT với hợp đồng lao động không kỳ hạn. Quá trình làm việc ông phát hiện những việc làm không rõ ràng của Công ty trong quá trình thi công khắc phục các điểm đen và những việc làm của Công đoàn Công ty không minh bạch. Vì vậy ông có làm đơn kiến nghị nhưng không được phía Công ty giải quyết thỏa đáng. Ngày 28/01/2013, ông nhận được Quyết định kỷ luật lao động số 33/QĐCTCTGT với hình thức kỷ luật sa thải. Ông đã khởi kiện Công ty yêu cầu bồi thường tiền lương; xin lỗi công khai và phục hồi danh dự cho ông; trả các khoản thu nhập bị mất; quyết định số 33/QĐ-CTCTGT ngày 28/01/2013 của Công ty là trái với Bộ luật lao động và Công ty phải nhận ông trở lại làm việc; xử phạt vi phạm hành chính Công ty về việc ra Quyết định trái pháp luật. Tổng cộng các khoản phải bồi thường là 188.809.000 đồng.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- Hủy Quyết định số 33/QĐ-CTCTGT ngày 28/01/2013 của Công ty CTGTBT.
- Buộc Công ty CTGTBT phải nhận ông Văn Công S trở lại làm việc tại Công ty và thanh toán cho ông Văn Công S tiền lương trong những ngày ông S không được làm việc, với số tiền là 95.048.000 đồng.
Ông S kháng cáo về chế độ BHXH, BHYT và khen thưởng.
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Các khoản tiền mà ông S yêu cầu bồi thường không có căn cứ để chấp nhận vì ông S không có căn cứ để chứng minh. Các tiền thưởng, tăng ca vì ông S không đi làm thực tế nên không được chi trả. Các bên cũng đã tự nguyện thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của ông Văn Công S:
- Hủy quyết định số 33/QĐ-CTCTGT ngày 28.01.2013 của Công ty CTGTBT.
- Buộc Công ty CTGTBT phải nhận ông Văn Công S trở lại làm việc tại Công ty CTGTBT và phải trả tiền lương cho ông Văn Công S trong những ngày ông S không được làm việc tại Công ty với tổng số tiền là 95.048.000 đồng. Bản án được thi hành ngay.
- Công nhận sự thỏa thuận giữa Công ty CTGTBT và ông Văn Công S, như sau: Công ty CTGTBT và ông S cùng thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông Văn Công S trong những ngày ông S không được làm việc tại Công ty theo đúng quy định của pháp luật.
2. Bản án số 08/2016/LĐ-PT ngày 12/12/2016 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
*Nội dung bản án:
Chị A làm việc tại Công ty TNHH I từ ngày 17/7/2006 với HĐLĐ không xác định thời với công việc là nhân viên kế toán văn phòng. Tháng 6/2014 chị nghỉ thai sản đến ngày 09/12/2014 thì đi làm trở lại. Ngày 05/01/2015 Công ty mời chị đến để nhận quyết định số 008-14/QĐ ngày 30/12/2014 do Tổng giám đốc ký, chuyển chị sang kế toán phụ trách quản lý kho rác từ ngày 05/01/2015. Nhận thấy việc điều chuyển công việc, mức lương theo quyết định 008 của Công ty là vi phạm và do sức khỏe không đảm bảo nên chị đã nêu rõ ý kiến với Công ty không đồng ý thực hiện. Trong các ngày 09/01, 28/01, 03/02 năm 2015 và tại cuộc họp ngày 14/5/2015 giữa hai bên do Ban quản lý khu công nghiệp Hải Phòng chủ trì, chị tiếp tục đề nghị chấm dứt hợp đồng nhưng Công ty không chấp nhận. Đồng thời tại cuộc họp này Công ty đã gửi cho 3 chị Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật ngày 20/3/2015 bằng hình thức sa thải chị với lý do tự ý nghỉ việc quá 5 ngày không đến Công ty mà không có lý do chính đáng. Cho rằng Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật ngày 20/3/2015 là vi phạm, Công ty tiến hành họp xử lý vi phạm nhưng chị không được mời tham dự. Chị A yêu cầu Tòa án tuyên bố việc sa thải của Công ty đối với chị là trái pháp luật. Do không muốn trở lại Công ty làm việc nên chị đề nghị Tòa án buộc Công ty thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 09/12/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm và 02 tháng lương; thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho thời gian chị làm việc từ tháng 7/2006 đến 30/12/2008; bồi thường thêm hai tháng tiền lương để chấm dứt hợp đồng lao động. Tổng cộng: 535.316.205 đồng, buộc Công ty phải chốt sổ BHXH đến ngày xét xử sơ thẩm và trả sổ BHXH cho chị.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện về:
- Tuyên bố việc kỷ luật lao động sa thải của Công ty I đối với chị A là trái pháp luật.
- Buộc Công ty I phải cho chị A tiền lương trong những ngày không được làm việc và 02 tháng lương; trả cho chị A trợ cấp thôi việc. Tổng cộng 494.530.250 đồng.
- Phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho chị A đến hết tháng 9/2016. Công ty và chị A cùng có nghĩa vụ trích nộp tiền bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho chị A sau khi chốt sổ.
Công ty I kháng cáo
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- Về căn cứ sa thải: Việc điều chuyển này Công ty không báo trước và không có thỏa thuận với chị A là vi phạm Điều 31, Điều 158 Bộ luật Lao động; công việc theo quyết định 008-14 là công việc có tính chất độc hại mà lại giao cho người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là Công ty đã vi phạm Điều 160 Bộ luật Lao động. Công ty nêu đã thay đổi quyết định số 008-14 bằng quyết định số 008-15 ngày 06/01/2015 nhưng không có chứng cứ chứng minh đã giao quyết định này cho chị A. Vì vậy chị A từ chối thực hiện quyết định số 008-14 và nghỉ làm là có lý do chính đáng.
- Về trình tự xử lý kỷ luật sa thải chị A: Công ty vi phạm điểm c Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động về thông báo xử lý kỷ luật sa thải. Khi Công ty tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động thì chị A là người lao động đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Ngày 20/3/2015 Công ty tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với chị A là vi phạm quy định điểm d Khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Không chấp nhận kháng cáo của Công ty I. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
3. Bản án số 04/2018/LĐ-PT ngày 01/02/2018 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
*Nội dung bản án:
Ông H làm việc tại Công ty Q từ ngày 01/3/2008. Ngày 01/01/2012, ông H và Công ty Q ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ngày 22/01/2016, ông H nhận được Quyết định buộc thôi việc với lý do “Vi phạm kỷ luật làm mất toàn bộ dữ liệu trong máy vi tính do ông Đinh Hữu H phụ trách”. Nay ông H khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết: Hủy Quyết định số về việc buộc thôi việc đối với CB-CNV; Buộc Công ty Q nhận ông H trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký; Buộc Công ty Q bồi thường do sa thải trái pháp luật là 176.883.000đ.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông H về việc bị sa thải trái pháp luật.
- Hủy Quyết định của Công ty Q về việc buộc thôi việc đối với CB-CNV.
- Buộc Công ty Q nhận ông H trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký.
- Buộc Công ty Q bồi thường cho ông H một khoản tiền tương ứng với tiền lương của ông H trong những ngày không được làm việc, từ ngày 22/01/2016 đến ngày 29/6/2017 và 02 tháng tiền lương, tổng cộng là 126.950.000đ.
- Buộc Công ty Q phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông H trong thời gian ông H không được làm việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế.
- Bác yêu cầu khởi kiện của ông H về việc bồi thường tiền lương 45 ngày do vi phạm nghĩa vụ báo trước.
Công ty Q kháng cáo toàn bộ bản án.
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
- Về căn cứ sa thải: Công ty Q không cung cấp chứng cứ chứng minh ông H làm mất dữ liệu máy vi tính. Không đủ cơ sở để kết luận ông H có hành vi làm mất toàn bộ dữ liệu trong máy vi tính do ông H phụ trách. Căn cứ khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 và khoản 16.3 Điều 16 Nội quy lao động của Công ty, không đủ cơ sở xác định ông H có hành vi vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
- Về nguyên tắc và trình tự tiến hành xử lý kỷ luật lao động: Ông H và Công ty Q đều xác định công ty không có thông báo cho ông H về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động và công ty không tổ chức cuộc họp xét kỷ luật lao động đối với ông H. Căn cứ Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ thì nguyên tắc, trình tự tiến hành việc xử lý kỷ luật lao động đối với ông H của Công ty Q là không đúng quy định pháp luật.
- Về việc ông H yêu cầu Công ty nhận trở lại làm việc và đóng BHXH, BHYT trong những ngày ông H không được làm việc: Căn cứ khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012, Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty Q phải nhận ông H trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông H trong những ngày không được làm việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế là đúng quy định pháp luật.
- Về việc ông H yêu cầu Công ty Q trả tiền lương trong những ngày không được làm việc và bồi thường 02 tháng tiền lương: Tại phiên tòa phúc thẩm, ông H và đại diện Công ty Q đều xác định ông H đã nhận hết lương tháng 01/2016. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty Q phải bồi thường cho ông H một khoản tiền tương ứng với tiền lương của ông H trong những ngày không được làm việc từ ngày 22/01/2016 là không đúng mà phải tính từ ngày 01/02/2016, tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm vụ án ngày 29/6/2017.
- Về việc ông H yêu cầu Công ty Q bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của 45 ngày không báo trước: Đối với trường hợp của ông H, do Công ty Q xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải nên công ty không phải bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của 45 ngày không báo trước.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Sửa một phần bản án sơ thẩm: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Đinh Hữu H đối với Công ty cổ phần Q về việc “Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”.
- Hủy Quyết định của Công ty cổ phần Q về việc buộc thôi việc đối với CB-CNV.
- Buộc Công ty Q phải nhận ông H trở lại làm việc theo HĐLĐ đã ký.
- Buộc Công ty Q phải bồi thường cho ông H một khoản tiền tương ứng với tiền lương của ông Đinh Hữu H trong những ngày không được làm việc và 02 tháng tiền lương, tổng cộng là 103.424.152đ.
- Buộc Công ty cổ phần Q phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông Đinh Hữu H trong những ngày không được làm việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đinh Hữu H về việc yêu cầu Công ty cổ phần Q bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của 45 ngày không báo trước.
4. Bản án số 07/2019/LĐ-PT ngày 10/05/2019 về việc tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
*Nội dung bản án:
Ông D là nhân viên của Trường B kể từ tháng 01/2014 trải qua nhiều hợp đồng lao động xác định thời hạn, mức lương thực tế là 7.000.000đ/tháng chưa tính các loại phụ cấp. Vào ngày 29/9/2015 thì Trường lại không cho ông vào làm việc với lý do là ông đã vệ sinh máy lạnh bằng nước bẩn. Đến ngày 19/10/2015 thì ông nhận được Thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động do Hiệu trưởng ký. Sau đó vào ngày 22/10/2015 ông nhận tiếp Thông báo với nội dung là mời ông có mặt tại Trường lúc 14 giờ ngày 26/10/2015 để xem xét kỷ luật lao động. Sau đó thì Trường cũng không có một giấy mời nào cũng như ra Thông báo hoặc Quyết định nào liên quan cho ông. Do Trường đã cho ông nghỉ việc trái pháp luật nên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Trường TH-THCS-THPT B phải: Nhận ông trở lại làm việc theo Hợp đồng lao động đã ký kết. Thanh toán tiền lương cho những ngày ông không được làm việc; Bồi thường 02 tháng tiền lương do sa thải trái pháp luật; Đóng đầy đủ các khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN kể từ ngày 01/10/2015 cho đến ngày ông được nhận trở lại làm việc. Bồi thường một khoản tiền tương ứng với thời gian Trường cho ông nghỉ việc không báo trước.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông D đối với Trường B:
- Hủy thông báo không số ngày 01/10/2015 và Quyết định không số ngày 10/11/2015 của Trường B về việc sa thải đối với ông Trần Xuân D.
- Buộc Trường B phải có nghĩa vụ: Nhận ông Trần Xuân D trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký kết.
- Thanh toán cho ông Trần Xuân D tổng số tiền 122.988.461đ.
- Truy đóng các khoản tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp cho ông Trần Xuân D kể từ thời điểm tháng 11 năm 2015 cho đến khi nhận ông D trở lại làm việc.
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Thông báo của Trường B chính là một quyết định sa thải đối với ông D. Quyết định sa thải ông D là trái quy định của pháp luật vì Trường B không chứng minh được lỗi của ông D đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, việc xử lý kỷ luật lao động bị đơn không tổ chức họp xử lý kỷ luật là vi phạm Điều 123, 126 Bộ Luật lao động năm 2012 và Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ – CP. Việc ban hành Quyết định sa thải không số, không viện dẫn căn cứ pháp luật cụ thể và không tống đạt hợp lệ cho người lao động là vi phạm Điều 30 Nghị định số 05/2015/ NĐ – CP ngày 12/01/2015. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định là hợp đồng lao động thuộc trường hợp - Hợp đồng không xác định thời hạn để buộc Trường B phải thanh toán tiền cho ông D những ngày không được làm việc (Từ ngày 01/10/2015 đến ngày xét xử sơ thẩm 15/11/2018) là không chính xác bởi hợp đồng lao động giữa ông D với Trường B chấm dứt vào ngày 31/5/2018), đối với tiền lương mà Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào mức lương đóng BHXH, BHYT và BHTN do cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai cung cấp là 3.100.000đồng/tháng là không chính xác mà phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng là 3.530.000đồng/tháng tại thời điểm xét xử sơ thẩm đồng thời Tòa án cấp sơ thẩm còn chưa tính khoản tiền do Trường B đã vi phạm nghĩa vụ báo trước được quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động, đối với trường hợp của ông D là 30 ngày.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông D đối với trường B về bồi thường do sa thải trái luật, không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông D đối với trường B về yêu cầu nhận trở lại làm việc.
- Hủy thông báo không số ngày 01/10/2015 và Quyết định không số ngày 10/11/2015 của Trường B về việc sa thải đối với ông Trần Xuân D.
- Trường B phải có nghĩa vụ thanh toán các khoản tiền cho ông D cụ thể: Thanh toán cho ông Trần Xuân D số tiền những ngày ông D không được làm việc; Bồi thường 02 tháng tiền lương do việc sa thải trái pháp luật; Bồi thường khoản tiền do vi phạm nghĩa vụ báo trước. Tổng cộng các khoản tiền trường B phải có nghĩa vụ thanh toán cho ông D là: 123.550.000 đồng.
- Truy đóng các khoản tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp cho ông Trần Xuân D kể từ thời điểm ngày 01/10/2015 đến ngày 31/5/2018.
5. Bản án số 07/2019/LĐ-PT ngày 21/08/2019 về việc tranh chấp lao động theo hình thức sa thải.
*Nội dung bản án:
Ngày 27/6/2016, bà H vào làm việc tại Công ty UI với Hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm. Sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, bà H vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty. Ngày 14/11/2017, bà H nhận được thông báo của Công ty có nội dung sa thải bà H với lý do: Bà H “Phạm lỗi nghiêm trọng trong công việc”. Sau khi nghỉ việc, bà H đã nhận được sổ bảo hiểm xã hội từ Công ty. Bà H cho rằng: Công ty không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào chứng minh việc bà H vi phạm Nội quy của Công ty đến mức phải xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải. Bà H khởi kiện yêu cầu Công ty UI phải đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật kể từ ngày 26/11/2017 cho đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm 26/3/2019 là 16 tháng; không yêu cầu Công ty nhận bà H trở lại làm việc và yêu cầu khởi kiện đối với phần bồi thường tiền lương do vi phạm thời gian báo trước là 30 ngày, tương ứng với 01 tháng lương là 7.000.000 đồng.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà H về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” với bị đơn Công ty UI:
- Buộc bị đơn Công ty UI phải bồi thường cho bà H số tiền 126.000.000 đồng.
- Buộc Công ty UI có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho bà H trong những ngày bà H không 4 được làm việc tại Công ty.
Công ty kháng cáo một phần bản án về mức lương.
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Công ty căn cứ Nội quy của Công ty để xử lý kỷ luật “sa thải” đối với bà H; Do vậy, quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là “Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”, Bản cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” là không đúng. Hợp đồng lao động đã ký kết giữa bà H với Công ty trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Việc Công ty xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải đối với bà H là có cơ sở, tuy nhiên, do Công ty xử lý kỷ luật lao động đối với bà H không đảm bảo đúng “nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động” theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật Lao động. Vì vậy, Công ty phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động và khoản 3 Điều 33 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. Tiền lương theo mức lương trong hợp đồng lao động mà hai bên đã ký kết là 7.000.000 đồng/tháng, bản án sơ thẩm buộc Công ty đóng theo mức lương 5.300.000 đồng/tháng là không có căn cứ.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn Công ty UI. Sửa Bản án sơ thẩm như sau:
- Đình chỉ xét xử sơ thẩm đối với yêu cầu khởi kiện của bà H về việc buộc Công ty UI phải bồi thường tiền lương 30 ngày do vi phạm thời gian báo trước tương ứng với 01 tháng lương là 7.000.000 đồng.
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà H đối với bị đơn Công ty UI về việc “tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”; buộc Công ty UI phải bồi thường cho bà H các khoản sau: Tiền lương trong những ngày bà H không được làm việc tại Công ty; 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; Tổng cộng là: 126.000.000 đồng.
- Buộc Công ty UI phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật cho bà H trong thời gian từ ngày 26/11/2017 đến ngày 26/3/2019, theo mức lương trong hợp đồng lao động mà hai bên đã ký kết là 7.000.000 đồng/tháng.
6. Bản án số 02/2017/LĐ-PT ngày 26/07/2017 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
*Nội dung bản án:
Ngày 15/3/2010, anh T được Công ty TS ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ngày 19/12/2013, Công ty ban hành Quyết định 351/QĐ-TGĐ điều chuyển anh đến làm việc tại Tổ Thí nghiệm thuộc phòng Kỹ thuật kể từ ngày 23/12/2013 với công việc kiểm nghiệm hóa chất. Công việc này trái với chuyên môn nhưng anh vẫn chấp hành quyết định điều chuyển. Ngày 03/3/2014 Công ty ra Quyết định số 38/QĐ-TGĐ ngày điều động anh đến làm việc tại phân xưởng lắp ắc quy. Anh T cũng chấp hành Quyết định điều động làm công việc mới từ ngày 05/3/2014 đến hết ngày 28/3/2014. Cùng ngày 28/3/2014, anh T viết đơn đề nghị Công ty ra Quyết định cho anh làm đúng với công việc và địa điểm theo Hợp đồng lao động nhưng Công ty yêu cầu anh phải thực hiện đúng khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 4 của Hợp đồng, tuân thủ sự điều chuyển của Công ty. Vì vậy, anh T đã nghỉ việc từ ngày 29/3/2014. Ngày 14/4/2014, Công ty ra Quyết định sa thải số 83/QĐ- ST anh với lý do vi phạm nội quy lao động, vi phạm hợp đồng lao động (nghỉ không lý do quá số ngày quy định) và thu phí đào tạo của anh. Anh T yêu cầu hủy Quyết định sa thải số 83/QĐ-ST ngày 14/4/2014; Hoàn trả tiền phí đào tạo 3.000.000đ cùng lãi suất không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định; Trả tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 14/4/2014 đến ngày Tòa án xét xử với mức lương chính là 3.047.500đ/tháng; Thanh toán tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2014 đến hết tháng 10/2014.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
- Tuyên bố việc kỷ luật lao động với hình thức sa thải của Công ty Cổ phần TS đối với anh Đặng Anh T là trái pháp luật. Buộc Công ty Công ty Cổ phần TS phải trả cho anh T tiền lương những ngày không được làm việc là 19.808.750 đồng và 3.000.000 đồng tiền phí đào tạo. Tổng cộng là 22.808.750 đồng.
- Bác yêu cầu của anh Đặng Anh T về việc buộc Công ty Cổ phần TS phải trả tiền lương những ngày không được làm việc từ ngày 01/11/2014 đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm.
- Buộc Công ty Cổ phần TS có trách nhiệm trích nộp tiền Bảo hiểm và người lao động là anh T có nghĩa vụ trích nộp tiền Bảo hiểm từ tháng 4/2014 đến tháng 10/2014 theo quy định của pháp luật.
Công ty TS kháng cáo toàn bộ bản án cấp sơ thẩm.
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Các Quyết định điều động của Công ty đều không nêu rõ thời hạn điều chuyển cụ thể là không đúng với khoản 2 Điều 31 của Bộ luật Lao động. Công ty cho rằng anh T thực hiện các quyết định điều chuyển của Công ty là chấp nhận thay đổi công việc theo hợp đồng là không đúng. Vì vậy khi anh T có đơn yêu cầu và xin nghỉ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động, Công ty yêu cầu anh T chấp hành các thỏa thuận trong Hợp đồng đã ký, làm công việc theo sự điều chuyển từ ngày 02/4/2014 là không đúng với công việc theo hợp đồng đã ký. Anh T không thực hiện quyết định số 38/QĐ-TGĐ và nghỉ làm là có lý do chính đáng, không vi phạm Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật Lao động. Việc xử lý kỷ luật anh T, Công ty không gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự 8 cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho anh T nên anh T không được tham dự cuộc họp là Công ty vi phạm điểm c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Lao động. Như vậy việc Công ty tiến hành xử lý kỷ luật vi phạm lao động, lập biên bản xử lý vi phạm bằng hình thức sa thải ngày 14 /4/2014 đối với anh T là không có căn cứ và vi phạm các quy định tại Điều 123 của Bộ luật Lao động.
Tại Tòa án cấp sơ thẩm, Công ty TS không có yêu cầu phản tố, không có căn cứ xác định anh T gây thiệt hại do nghỉ việc gây nên. Vì vậy cấp phúc thẩm không xem xét nội dung kháng cáo này của Công ty về việc yêu cầu anh T bồi thường. Thấy rằng: Anh T làm việc tại Công ty Cổ phần TS theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động thì anh T yêu cầu Tòa án buộc Công ty phải thanh toán tiền lương trong những ngày anh không được làm việc từ ngày 15/4/2014 đến ngày xét xử 13/3/2017 là đúng. Bản án sơ thẩm chỉ chấp nhận yêu cầu anh T đòi tiền lương từ ngày 15/4/2014 đến ngày 30/10/2014 với số tiền 19.808.750 đồng là còn thiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Không chấp nhận kháng cáo của Công ty Cổ phần TS. Chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, sửa một phần bản án sơ thẩm: Buộc Công ty Cổ phần TS phải trả cho anh Đặng Anh T tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 15/4/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm 13/3/2017 là: 106.459.333 đồng và tiền phí đào tạo 3.000.000 đồng, cộng chung là 109.459.333 đồng. Buộc Công ty TS phải có trách nhiệm cùng anh Đặng Anh T nộp tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2014 đến tháng 10/2014 theo quy định.
7. Bản án số 17/2018/LĐ-PT ngày 05/11/2018 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, tiền phép năm, tiền thưởng, tiền phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
*Nội dung bản án:
Công ty T và ông T ký hợp đồng lao động 01 năm tính từ ngày 04/05/2013 đến ngày 04/05/2014. Trong quá trình làm việc, ông T luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Ngày 04/12/2013 Công ty ban hành Quyết định số 2013204 sa thải ông T với lý do “Biểu hiện trong công việc không đạt theo yêu cầu của Công ty và Ban giám đốc”, Quyết định có hiệu lực từ ngày 05/12/2013. Công ty không tổ chức họp xét kỷ luật với ông T mà trực tiếp ban hành quyết định sa thải ông T là trái với quy định của pháp luật, ông T yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty T phải trả tổng số tiền bồi thường là 681.377.237 đồng. Buộc Công TNHH T phải nhận ông T trở lại làm việc với chức danh Trưởng phòng nhân sự. Trường hợp Công ty không đồng ý nhận anh T trở lại làm việc thì phải bồi thường thêm 4 tháng tiền lương với mức lương 12.100.000đồng, số tiền là 48.400.000đồng. Đối với bảo hiểm thất nghiệp anh T không yêu cầu Công ty chi trả cũng không yêu cầu đóng cho anh T.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông T đối với Công T.
- Buộc Công ty T trả cho ông T số tiền lương những ngày không được làm việc 346.867.000 đồng và trả số tiền phụ cấp điện thoại cho chức danh trưởng bộ phận từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013 là 2.100.000 đồng.
- Buộc Công ty T bồi thường cho ông T số tiền sa thải trái pháp luật 24.200.000 đồng và bồi thường thêm để chấm dứt hợp đồng 24.200.000 đồng .
- Buộc Công ty T đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông T từ ngày 5/12/2013 đến 30/4/2015 và từ 1/5/2015 đến 25/4/2017 theo mức lương: 9.600.000 đồng/ tháng.
- Không chấp nhận yêu cầu của ông T về yêu cầu trả tiền thưởng lễ độc lập 30/4, Quốc Khánh 2/9, tết âm lịch, tiền phép năm, phụ cấp trưởng bộ phận từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2017.
Đình chỉ một phần yêu cầu khởi đối với yêu cầu trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016.
Người đại diện của ông T kháng cáo
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Do Công ty T ban hành Quyết định sa thải ông T trái pháp luật về trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động sa thải quy định tại điều 125 Bộ luật lao động nên việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị đơn Công ty T phải có trách nhiệm bồi thường cho ông T là có căn cứ, đúng pháp luật.
- Về mức lương làm căn cứ tính bồi thương và kháng cáo về việc lên lương: Xác định lương cơ bản là 9.600.000đ và các khoản phụ cấp nên theo khởi kiện lương bảng thanh toán lương công nhân viên phía ông T cũng như Công ty T cung cấp đều thể hiện lương của ông T tại thời điểm sa thải là 12.100.000 đồng. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm xác định lương của ông T là 12.100.000 đồng/tháng là có căn cứ.
- Về yêu cầu bồi thường tiền lương những ngày không được làm việc: Ông T còn là Chủ tịch công đoàn cơ sở nên theo Khoản 1, Điều 25 của Luật Công đoàn quyền lợi của ông T được tính đến ngày 07/12/2015. Do đó việc bà T kháng cáo yêu cầu tính tiền lương của ông T đến ngày xét xử sơ thẩm là không có căn cứ để chấp nhận nên không chấp nhận kháng cáo phần này của bà T.
- Về khoản bồi thường 04 tháng lương để chấm dứt hợp đồng lao động: Tại cấp sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay hai bên đều đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động nhưng kháng cáo yêu cầu bị đơn Công ty T phải bồi thường 04 (bốn) tháng lương là không có cơ sở theo Khoản 3 Điều 42 Bộ luật lao động.
- Về yêu cầu bồi thường khoản tiền đóng BHXH, BHYT: Do Công ty T sa thải ông T trái pháp luật nên buộc công ty truy đóng BHXH, BHYT của ông T từ ngày 5/12/2013 đến ngày 25/4/2017 nhưng cần trừ thời gian ông T đã tham gia đóng bảo hiểm tại Công ty TNHH Fashion Garments 2 việc Tòa án sơ thẩm tuyên buộc Công ty T phải có nghĩa vụ đóng BHXH.BHYT cho ông T là có căn cứ nên không chấp kháng cáo này của bà T.
- Về yêu cầu trả tiền phép năm tính từ 12/2013 đến 01/2017, xét thấy ông T bị sa thải trái luật nên cần tính buộc bị đơn Công ty T phải chi trả chế độ phép này cho ông T không làm việc tại công ty, cụ thể mỗi năm làm việc 12 ngày lương.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông T đối với Công ty T:
- Buộc Công ty T phải trả cho ông T số tiền lương những ngày không được làm việc, bồi thường thêm hai tháng lương do sa thải trái pháp luật và bồi thường thêm hai tháng lương để chấm dứt hợp đồng và trả số tiền phụ cấp điện thoại cho chức danh trưởng bộ phận, tiền phép năm từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2015 với tổng số tiền là 348.759.235đ.
- Buộc Công ty T phải trả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông T từ ngày 5/12/2013 đến 30/4/2015 và từ 1/5/2015 đến 07/11/2015 theo mức lương: 9.600.000 đồng/ tháng, chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho ông T.
8. Bản án số 11/2019/LĐ-PT ngày 13/06/2019 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
*Nội dung bản án:
Theo Quyết định số 1146/2016/QĐ-UB ngày 16 tháng 3 năm 2006, bà Nh được UBND quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ quyết định bổ nhiệm Viên chức vào làm giáo viên giảng dạy môn âm nhạc tại Trường THCS Trần Ngọc Quế, quận Ninh Kiều. Đến ngày 09/11/2006, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều điều động về công tác tại Trường THCS An Hòa 2. Ngày 26/9/2007, Sở nội vụ tỉnh Hà Tây tiếp nhận bà Nh. Ngày 23/10/2007, UBND huyện Quốc Oai tiếp nhận và điều động bà Nh về công tác tại Trường THCS Yên Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) để giảng dạy môn Âm Nhạc quá trình công tác đến năm 2015 bà Nh luôn hoàn thành công tác. Năm học 2015-2016 và năm 2016-2017 bà Nh bị Trường THCS Yên Sơn đánh giá, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ và năm 2016-2017 đánh giá xếp loại giáo viên đối với bà Nh là chưa đạt chuẩn ( loại kém). Bà Nh hoàn toàn phản đối và cho rằng bà Phan Thị Thanh Hương trù dập bà Nh vì tố cáo những vấn nạn của ngành giáo dục nên đánh giá xếp loại trái pháp luật với lý do sau:
- Bà Nh nghỉ việc là do tai nạn giao thông phải điều trị là ngoài ý mốn, có xác nhận của Bệnh viện Việt Đức.
- Năm học 2015-2016 Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo thí điểm vào điểm qua mạng và máy tính bàn chưa có cho giáo viên truy cập, mạng bị nghẽn nhiều.
- Hiệu trưởng bình xét bằng biểu quyết giơ tay để biểu quyết để bình xét, đánh giá bà Nh hoàn thành nhiệm vụ xuống không hoàn thành nhiệm vụ năm học 2015-2016 ( vì lý do bà Nh quay video bình xét việc đánh giá viên chức).
- Năm học 2016-2017, bà Nh đi điều trị dài ngày ( đã báo cáo lý do vào buổi họp Hội đồng sư phạm ngày 10/8/2016) nhưng hiệu trưởng vẫn phân công giảng dạy tăng số tiết hơn so với năm học trước ( môn tự chọn âm nhạc và môn hoạt động ngoài giờ lên lớp) không đúng quyết định tuyển dụng và không đúng chức danh nghề nghiệp và chức vụ quản lý nên bà Nh vào quản giờ để chờ cấp trên chỉ đạo chứ không thực hiện việc giảng dạy.
- Kỷ luật bà Nh trong thời gian bà Nh đi điều trị dài ngày năm học 2016-2017 nhưng không gửi cho bà Nh Quyết định bằng văn bản. Đánh lỗi 2 lần vì bà Nh quay Video bình xét thi đua năm học 2015-2016.
- Hiệu trưởng không gửi các tài liệu và Quyết định hành chính nhằm mục đích tước quyền khiếu nại của bà Nh hoặc khởi kiện.
-Hiệu trưởng quy chụp, tùy tiện đánh giá bà Nh là giáo viên xếp loại kém do có tiêu chuẩn 5 không cho điểm theo thông tư 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22/10/2009. Bà Nh nhận thấy quyền và lợi ích bị xâm phạm nên khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai giải quyết: 1. Hủy kết quả đánh giá xếp loại Viên chức không hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm học: 2015-2016 và 2016-2017 và hủy kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm học 2016-2017 chưa đạt chuẩn đối với bà Nguyễn Thị Bích Nh của trường THCS Yên Sơn. 2. Yêu cầu hủy Quyết định số 10/QĐ-THCS ngày 01/8/2018 của trường THCS Yên Sơn về việc: Chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết thôi việc đối với viên chức 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ đối với bà Nguyễn Thị Bích Nh.
- Yêu cầu trường THCS Yên Sơn phải nhận bà Nguyễn Thị Bích Nh lại làm việc và xin lỗi công khai bà Nh trên phương tiện thông tin đại chúng do việc xếp loại, đánh giá viên chức không đúng và người ký ban hành quyết định chấm dứt lao động là bà Phan Thị Thanh Hương – Hiệu trưởng trường THCS Yên Sơn là không đủ thẩm quyền.
- Yêu cầu bà Phan Thị Thanh Hương khôi phục danh dự và bồi thường thiệt hại cho bà Nh do việc bị kỷ luật và buộc thôi việc trái pháp luật. Trường THCS Yên Sơn phải:
+ Khôi phục nâng lương thường xuyên cho bà Nh: Chậm lương 12 tháng từ 2014-2017. Mức yêu cầu: 1.300.000đồng x 10 = 13.000.000 đồng (mươi ba triệu đồng).
+ Yêu cầu bồi thường do bị chậm nâng lương một năm từ bậc 4-bậc 5 từ 3,03 lên 3,34. Mức yêu cầu: 12 tháng. Tổng là: 99.000.000 đồng.
+ Chi trả nguyên lương cho bà Nh số tháng lương bị buộc thôi việc trái pháp luật từ 01/8/2018 đến ngày xét xử là 07 tháng. Mức lương là: 5.130.000 đồng/01 tháng= 35.910.000 đồng. Tại phiên tòa nguyên đơn yêu cầu bổ sung: Buộc Trường trung học cơ sở Yên Sơn phải bồi thường tổn thất tinh thần cho bà Nguyễn Thị Bích Nh 10 tháng lương cơ bản là 1.490.000 đồng/1 tháng x 10 tháng = 14.900.000 đồng.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
- Bác yêu cầu hủy kết quả đánh giá xếp loại Viên chức không hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm học liên tục là năm học 2015-2016 và năm học 2016- 2017 và kết quả đánh giá kết quả chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm học 2016-2017 chưa đạt chuẩn của Trường THCS Yên Sơn đối với bà Nguyễn Thị Bích Nh.
- Bác yêu cầu hủy Quyết định số: 10/2018/QĐ-THCS ngày 01/8/2018 của Trường trung học cơ sở Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội về việc: Chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết thôi việc đối với Viên chức 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ đối với bà Nguyễn Thị Bích Nh.
- Bác yêu cầu buộc Trường THCS Yên Sơn nhận bà Nguyễn Thị Bích Nh lại làm việc và xin lỗi công khai bà Nh trên phương tiện thông tin đại chúng do việc xếp loại, đánh giá viên chức không đúng và người ký ban hành quyết định chấm dứt lao động là bà Phan Thị Thanh Hương - Hiệu trưởng trường THCS Yên Sơn là không đủ thẩm quyền.
- Bác yêu cầu khôi phục danh dự và bồi thường thiệt hại của bà Nguyễn Thị Bích Nh. Cụ thể: 9 4.1. Bác yêu cầu khôi phục nâng lương thường xuyên của bà Nguyễn Thị Bích Nh lương 12 tháng từ 2014-2017. Mức yêu cầu: 1.300.000đồng x 10 = 13.000.000 đồng (mươi ba triệu đồng).
- Bác yêu cầu bồi thường của bà Nguyễn Thị Bích Nh về việc chậm nâng lương một năm từ bậc 4-bậc 5 từ 3,03 lên 3,34. Mức yêu cầu: 12 tháng. Tổng là: 99.000.000 đồng (chín mươi chín triệu đồng).
- Bác yêu cầu của bà Nguyễn Thị Bích Nh về việc chi trả nguyên lương từ 01/8/2018 đến ngày xét xử là 07 tháng. Mức lương là: 5.130.000 đồng/01 tháng X 07 tháng = 35.910.000 đồng (Ba mươi lăm triệu chín trăm mười nghìn đồng).
- Bác yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thân của bà Nguyễn Thị Bích Nh yêu cầu Trường trung học cơ sở Yên sơn bồi thường là 10 tháng x 1.490.000 đồng = 14.900.000 đồng (mười bốn triệu chín trăm nghìn đồng).
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Ngày 16 tháng 3 năm 2006, UBND quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Bích Nh là Viên chức vào làm giáo viên giảng dạy môn âm nhạc tại Trường THCS Trần Ngọc Quế, quận Ninh Kiều. Ngày 09/11/2006, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều điều động về công tác tại Trường THCS An Hòa 2. Ngày 26/9/2007, Sở Nội vụ tỉnh Hà Tây tiếp nhận bà Nh. Ngày 23/10/2007, UBND huyện Quốc Oai tiếp nhận và điều động bà Nh về công tác tại Trường THCS Yên Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Căn cứ vào Luật viên chức năm 2010, cũng như Bộ luật lao động năm 2013 thì bà Nh vẫn là viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn với công việc là giáo viên âm nhạc. Xét yêu cầu khởi kiện của bà Nh về việc hủy kết quả đánh giá xếp loại Viên chức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm học 2015-2016 thì thấy rằng sau khi 11 kết thúc năm học 2015-2016, bà Nh đã biết được kết quả đánh giá xếp loại viên chức không hoàn thành nhiệm vụ và đã làm đơn khiếu nại. Tính từ thời điểm này, bà Nh đã biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Đến ngày 15/8/2018, bà Nh mới khởi kiện yêu cầu này. Như vậy căn cứ vào Điều 202 Bộ luật Lao động 2012 quy định thì thời hiệu khởi kiện đã hết nên Tòa án không xem xét và giải quyết đối với yêu cầu này. Mặt khác, tại Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện Quốc Oai đối với của bà Nh có nội dung: Nhất trí với đánh giá của trường THCS Yên Sơn đối với bà Nh là không hoàn thành nhiệm vụ năm 2015-2016. Do đó bà Nh yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ của năm học 2015-2016 là không cần thiết và hồ sơ còn có các tài liệu, chứng cứ khác để đánh giá về vấn đề này. Xét Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 10/QĐ-THCS ngày 01/8/2018 của trường THCS Yên Sơn về việc chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết thôi việc đối với viên chức hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì nhận thấy rằng: Về hình thức và nội dung, trình tự ban hành của quyết định này đúng quy định của pháp luật. Do đó cấp sơ thẩm đã xem xét đánh giá và quyết định không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Nh theo quy định của pháp luật và phù hợp với đề nghị của Đại diện Viện Kiểm sát nên không có căn cứ chấp nhận đơn kháng cáo của bà Nh
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Không chấp nhận đơn kháng cáo của Bà Nguyễn Thị Bích Nh. Giữ nguyên bản án sơ thẩm 01/2019/LĐ-ST ngày 31/01/2019 của Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội
9. Bản án số 14/2019/LĐ-PT ngày 17/07/2019 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
*Nội dung bản án:
Ông CNQ trình bày: Ông là chủ Hộ kinh doanh Phòng chẩn trị y học cổ truyền bác sĩ Quỳnh có địa chỉ tại Số 27, ngõ 100 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Phòng khám không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được đào tạo kỹ thuật viên. Tuy nhiên, được quyền hướng dẫn cho nhân viên của mình học tập, nhìn theo và sau khi được phép làm dưới sự hướng dẫn của ông thì được xem là kỹ thuật viên của phòng khám của ông. Tại Giấy chứng nhận đăng ký “Hộ kinh doanh Phòng chẩn trị y học cổ truyền bác sĩ Quỳnh” không ghi cụ thể các công việc phòng khám được làm. Việc hướng dẫn cho nhân viên học tập để sau này được xem là kỹ thuật viên của phòng khám là những công việc phòng khám được làm mà pháp luật không cấm. Ngày 02/01/2018, chị TPH đã ký và nộp cho ông “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên” với các nội dung:
- Thời gian học việc 60 tháng.
- Quy định về chế độ vật chất: Bao gồm tiền ăn, tiền chi phí sinh hoạt, tiền chi phí cho chỗ ở, tiền chi phí hướng dẫn thực hành, quy định về tiền thưởng, về thưởng phạt.
- Quy định về nghĩa vụ của người học việc trong trường hợp người học việc thôi việc mà không được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Các điều khoản do hai bên thỏa thuận bằng miệng trước, sau đó đi đánh máy. Hai bên cùng đọc lại và giải thích rõ cho nhau nghe các điều khoản trong đơn và chị TPH là người lấy chứng minh nhân dân của mình tự nguyện điền các thông tin còn để trống trong đơn trên và ký trước mặt ông. Sau khi ký “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên” thì chị TPH đã vào học việc tại phòng khám của ông từ ngày 02/01/2018. Quá trình học việc, bản thân ông là người làm mẫu các công việc, chỉ dẫn cho chị TPH từ chỗ chưa biết các kỹ thuật và công việc của phòng khám đến cho thực hành được các kỹ thuật cơ bản của người kỹ thuật viên. Tại mục 7 của “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên”:
- Chị TPH học việc và ăn ở tại Số 27, ngõ 100 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ông có báo cáo tổ trưởng quản lý ngách 27/2 về việc chị TPH ở nhưng chưa báo cáo với công an quản lý về nhân khẩu và chị TPH chưa được cấp sổ tạm trú.
+ Về tiền ăn 100.000đ/ngày hai bên tự thống nhất. Ông không đưa tiền mặt cho chị TPH mà chị TPH ăn cơm ở phòng khám và mặc định tiền ăn 100.000đ/ngày.
+ Tiền sinh hoạt phí: 1.500.000đ/tháng do hai bên tự thống nhất. Ông không đưa tiền cho chị TPH mà mặc định chị TPH phải chịu. Tiền sinh hoạt phí bao gồm tiền xà phòng, dầu gội, điện nước.
+ Tiền chi phí cho chỗ ở: 1.500.000đ/tháng. Ông không đưa khoản tiền này cho chị TPH mà chị TPH ở chỗ phòng khám của ông và mặc định phải chịu.
+ Chi phí cho việc hưỡng dẫn thực hành trong quá trình làm việc: Ông là người trực tiếp hưỡng dẫn, ngoài ra vợ ông là bác sĩ cũng hướng dẫn chị TPH. Chi phí là 3.000.000đ/tháng. Chị TPH mặc định phải chịu khoản chi phí này nếu không làm cho phòng khám của ông đủ 60 tháng ràng buộc. Về phương pháp đào tạo là kiến tập: Chị TPH nhìn ông làm, học hỏi và làm những việc ông giao. Nói một cách cụ thể, ông hướng dẫn chị TPH để sau đó chị TPH có thể thực hiện các thao tác chữa bệnh tại phòng khám của ông. Ngoài việc thực hiện các công việc sau khi được ông hướng dẫn thì do ở cùng phòng khám nên chị TPH cũng như những người khác cũng phải làm các việc quét dọn phòng khám, nấu ăn, đi hái lá các vị thuốc để về làm thuốc. Chị TPH nghỉ việc gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người hướng dẫn kiến tập là tôi. Ông xác định “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên” không phải là hợp đồng lao động giữa ông và chị TPH. Ngoài “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên” thì giữa ông và chị TPH không ký bất kỳ hợp đồng hay thỏa thuận nào khác. Ông xác định không phải bất kỳ người nào đến Phòng khám đều phải “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên” mà tùy từng trường hợp, khả năng và nhu cầu của mỗi người. Việc chị TPH tự ý nghỉ việc khi chưa được sự đồng ý của ông là vi phạm thời hạn đã cam kết trong “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên” và làm anh hưởng, gây thiệt hại đến quyền lợi của ông nên ông yêu cầu: - Thứ nhất, buộc chị TPH phải trở lại làm việc cho ông đủ theo thời gian cam kết tại “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên”.
- Thứ 2, trường hợp chị TPH không đồng ý trở lại làm việc thì chị TPH phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại mục 7 và 8 của “Đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kỹ thuật viên” do chính chị TPH tự nguyện ký. Cụ thể: Chị TPH phải thanh toán cho ông toàn bộ số tiền 101.064.000 đồng, trong đó: + Tiền mặt (tiền thưởng) giao và chị TPH có ký nhận: 34.760.000 đồng. + 66.304.000 đồng là tiền ăn ở, tập nghề theo thỏa thuận tại mục 7.
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông CNQ. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí sơ thẩm. Ngày 09/04/2019, ông CNQ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Ngày 02/01/2018, chị Tái Phương Hoà có nộp đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kĩ thuật viên và ông CNQ đã đồng ý để chị Hoà vào làm việc tại Phòng chuẩn trị Y học cổ truyền. Tuy nhiên, căn cứ theo Bộ Luật lao động quy định nếu các bên thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng tập nghề thì phải ký kết bằng văn bản có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ vào lời trình bày của các bên đều thừa nhận ngoài đơn xin kiến tập của chị Hoà thì các bên không ký kết bất kỳ văn bản nào khác. Do đó, đơn xin 6 kiến tập của chị Hoà chỉ là ý chí của một bên là chị Hoà và không phải là văn bản thoả thuận giao kết giữa ông CNQ và chị Hoà. Xét cả hình thức và nội dung thì “đơn xin kiến tập và giúp việc để làm kĩ thuật viên” không phải là hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề. Trong vụ án này, việc chị Hoà vào cơ sở khám chữa bệnh của ông CNQ theo như ông CNQ trình bày là “học nghề” và quá trình làm việc tại đây được ông CNQ trả một khoản tiền “thưởng theo công việc” bản chất là quan hệ lao động thực tế giữa người sử dụng lao động và người lao động. Việc chị Hoà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và đã báo trước cho ông CNQ là phù hợp với quy định của pháp luật. Toà án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận đơn khởi kiện của ông CNQ là có căn cứ. Tại cấp phúc thẩm, ông CNQ không xuất trình thêm được tài liệu chứng cứ nào mới ngoài sổ nhật ký ghi chép công việc hàng ngày của chị Hoà nên không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của ông CNQ và giữ nguyên bản án sơ thẩm như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát là phù hợp.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Không chấp nhận đơn kháng cáo của ông CNQ. Giữ nguyên bản án sơ thẩm 01/2019/LĐ-ST ngày 28/03/2019 và 01/4/2019 của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội.
10. Bản án số 27/2019/LĐ-PT ngày 22/11/2019 của TAND TP. Hà Nội về tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
*Nội dung bản án:
Ông NHAP làm việc tại Công ty TNHH vận tải hỗn hợp Việt – Nhật số 1 (sau đây gọi tắt là Công ty), chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi thử việc 02 tháng từ ngày 16/11/2019, ông NHAP làm việc theo các Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ ngày 16/01/2010 đến 15/01/2013 và Hợp đồng lao động sau cùng là hợp đồng không xác định thời hạn kể từ ngày 16/01/2013 được ký giữa ông NHAP và Trưởng Chi nhánh. Công việc của ông NHAP là lái xe. Ngày 21/3/2018, ông NHAP được nhân viên Phòng Điều hành giao thông báo số 138/03-2018/TB-TH-HCM ngày 14/3/2018 về việc chấm dứt Hợp đồng lao động của chi nhánh Công ty với nội dung: Công ty chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp kể từ 0 giờ ngày 01/4/2018, quyền và lợi ích của ông NHAP sẽ được công ty đảm bảo thực hiện và chi trả đến ngày 31/3/2018. Anh Phương xác định chỉ được nhận Thông báo 10 ngày trước khi buộc phải nghỉ làm. Hồi 17 giờ ngày 02/4/2018, ông NHAP nhận được Quyết định số 254/03 - 2018/QĐNV-TH-HCM ngày 31/3/2018 của Trưởng chi nhánh về việc chấm dứt Hợp đồng lao động. Ông NHAP cho rằng căn cứ Điều 5.2 Điều lệ Công ty quy định: “Thời hạn hoạt động của công ty là 25 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận lần đầu tiên số 790A/GPDC ngày 08/9/2014 do Ủy ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp. Hội đồng thành viên công ty sẽ quyết định gia hạn để tiếp tục hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định về trình tự gia hạn và chấm dứt hoạt động của pháp luật Việt Nam”. Như vậy thời hạn hoạt động của Công ty là từ ngày 08-9-1994 đến hết ngày 07-9-2019. Ông NHAP nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án với các yêu cầu sau:
- Tuyên bố việc Công ty đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với ông NHAP là trái pháp luật.
- Căn cứ khoản 1 Điều 38 và khoản 1, 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2012, buộc Công ty trả tiền lương cho những ngày ông NHAP không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động. Số tháng tính tiền gồm thời gian Công ty buộc nghỉ việc từ ngày 01/4/2018 đến ngày 07/9/2019 là 17 tháng 07 ngày, cộng với 02 tháng, tổng là là 19 tháng 07 ngày. Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường là bình quân tiền lương thực tế của 6 tháng trước khi nghỉ việc: (Lương tháng 10/2017 + Lương tháng 11/2017 + Lương tháng 12/2017 + Lương tháng 01/2018 + Lương tháng 02/2018 + Lương tháng 03/2018) / 6 tháng = (11.240.258 đồng + 11.023.414 đồng + 9.722.764 đồng + 10.877.410 đồng + 9.269.981 đồng + 11.626.995 đồng) / 6 tháng = 10.626.804 đồng (chưa bao gồm các khoản đã bị Công ty trích trừ đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội). Tạm tính tổng cộng số tiền mà Công ty phải trả là: Mức lương bình quân 01 tháng x 19 tháng 07 ngày = (10.626.804 đồng x 19 tháng) + (10.626.804 đồng / 26 ngày x 7 ngày) = 204.770.339 đồng (chưa bao gồm các khoản đã bị Công ty trích trừ đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội).
- Căn cứ khoản 2 Điều 38; khoản 5 Điều 42 BLLĐ năm 2012, do Công ty đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động vi phạm thời gian báo trước nên phải bồi thường cho ông NHAP một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước là: (10.626.804 đồng / 26 ngày) x 35 ngày = 14.305.313 đồng. Tạm tính tổng cộng số tiền Công ty phải trả cho ông NHAP là 219.075.652đ (chưa bao gồm các khoản đã bị công ty trích trừ đóng cho cơ quan BHXH).
*Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Không chấp nhận toàn bộ các yêu cầu của ông NHAP đối với Công ty TNHH vận tải hỗn hợp VN1 về việc Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo cho các bên đương sự.
Không đồng ý với Bản án sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của ông NHAP gửi Đơn kháng cáo (Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhận ngày 05/9/2019, chuyển đến Tòa án nhân dân quận Đống Đa nhận ngày 17/9/2019). Nội dung: Kháng cáo toàn bộ Bản án.
*Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều thừa nhận lý do chấm dứt hợp đồng lao động là Công ty làm thủ tục giải thể. Đây là tình tiết không phải chứng minh, phù hợp với các căn cứ thực tế là:
- Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 được thành lập trên cơ sở Hợp đồng liên doanh ngày 06-7-1994 giữa Công ty Logitem International Corp của Nhật Bản (sau này là Công ty TNHH Quản lý và Đầu tư Logitem Việt Nam) và Công ty Cổ phần vận tải hành khách số 14 (sau này là Công ty Cổ phần đầu tư Vinamotor). Hoạt động của Công ty theo Giấy chứng nhận số 790A/GPDC ngày 08-9-1994 do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư cấp. Theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì Chi nhánh Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 tại thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo ủy quyền của Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1, đứng đầu Chi nhánh là ông Hiroshi Ichitsuka.
- Ông NHAP làm việc tại Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh theo các Hợp đồng lao động, Hợp đồng sau cùng là loại không xác định thời hạn kể từ ngày 16/01/2013. Công việc của ông NHAP là lái xe.
- Sau khi tổ chức cuộc họp ngày 24/02/2018 về việc thông báo chấm dứt hoạt động với sự tham gia của đại diện công đoàn và tập thể người lao động mà không có sự thống nhất về nội dung chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 đã có Văn bản số 09/CV ngày 01/3/2018 hỏi và được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh trả lời tại Công văn số 5286/SLĐTBXH-LĐ ngày 12/3/2018, trong đó một lần nữa khẳng định căn cứ Công ty chấm dứt Hợp đồng lao động là theo khoản 7 Điều 36 Bộ luật Lao động. Ông NHAP cho rằng theo Điều lệ thì đến 07/9/2019 Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 mới hết thời gian hoạt động. Lý do khởi kiện này của ông NHAP không có cơ sở chấp nhận bởi:
+ Ngày 30/01/2018 Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 đã ra Quyết định kết thúc Hợp đồng liên doanh và giải thể vào ngày 31/3/2018.
+ Ngày 31/01/2018 giữa Công ty TNHH Quản lý và Đầu tư Logitem Việt Nam và Công ty CP đầu tư Vinamotor đã ký Văn bản số 01/2018/TTCDLD/CIVLOGITEM thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng liên doanh trước thời hạn.
- Hội đồng thành viên của Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 đã ra Quyết định số 02/2018/QĐ-BOM-LV1 ngày 08/02/2018 về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh và giải thể Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 và Chi nhánh Công ty từ 0 giờ 00 phút ngày 01/4/2018. Tổng giám đốc Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 ra Quyết định số 80/2018/QĐ-LV1 ngày 09/02/2018 về việc chấm dứt hoạt động và giải thể Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 và Chi nhánh của Công ty kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01-4-2018; chấm dứt hợp đồng lao động giữa Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 với người lao động kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01-4-2018.
- Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 cũng đã nộp hồ sơ giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội ngày 12-02- 2018. - Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 ra Thông báo số 96/02-2018/TB ngày 23-02-2018 về việc đóng cửa Chi nhánh, giải thể Công ty và niêm yết thông báo này theo quy định.
- Ngày 11/02/2018, 24/02/2018 và 18/3/2018, Công ty đã tổ chức các cuộc họp với sự tham gia của đại diện công đoàn và người lao động để thông báo, trao đổi về việc giải thể Công ty và chế độ cho người lao động.
Như vậy, Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 đã tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp đúng quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp. Những người lao động trong đó có ông NHAP đã được biết thông qua các cuộc họp, thông báo và niêm yết công khai thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng lao động với toàn thể người lao động. Việc Công ty TNHH Vận tải hỗn hợp VN1 chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông NHAP là một trong những thủ tục để hoàn thiện hồ sơ giải thể. Cho đến nay Công ty vẫn tồn tại mặc dù đã hết thời hạn hoạt động 07/9/2019 quy định tại Điều 5.2 Điều lệ, nhưng theo trình bày của Người đại diện theo ủy quyền thì Công ty hoạt động để làm thủ tục giải thể chứ không hoạt động kinh doanh. Do đó không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ông NHAP.
*Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Không chấp nhận đơn kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của ông NHAP. Giữ nguyên bản án sơ thẩm 08/2019/LĐ-ST ngày 12/8/2019 của Toà án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội.
Trên đây là danh sách thống kê 10 bản án lao động về tranh chấp xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng của Toà án cấp phúc thẩm. Nhằm mang lại dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng, mọi thắc mắc cần giải đáp thêm khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin phía dưới.
Công ty Luật TNHH MTV DB (DB Legal) là Công ty Luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp. Với đội ngũ nhân sự trách nhiệm, có chuyên môn cao, DB Legal là đối tác tin cậy cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong các vấn đề pháp lý tại Việt Nam.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi
Local Office Numbers: | |
Hotline/Zalo/Whatsapp: | +84 357 466 579 |
Email: | contact@dblegal.vn |
Bài viết liên quan:
- Tổng hợp 10 bản án hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản, nuôi con mà vợ chồng sống chung không đăng ký kết hôn
- Tổng hợp 10 bản án hôn nhân gia đình có tranh chấp xác định cha mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ
- Tổng hợp 10 bản án hôn nhân gia đình có tranh chấp tài sản sau ly hôn
- Tổng hợp 10 bản án hôn nhân gia đình có tranh chấp về quyền nuôi con.
- Tổng hợp 10 bản án hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất.
- Công văn 60/TB-VKS-DS thông báo Rút kinh nghiệm về kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự
- Tổng hợp 10 bản án lao động về tranh chấp học nghề, tập nghề của Tòa án cấp phúc thẩm
- Tổng hợp 10 bản án lao động về tranh chấp liên quan đến việc làm, tiền lương của Tòa án cấp phúc thẩm
- Tổng hợp 10 bản án lao động về tranh chấp bồi thường thiệt hại, trợ cấp của Toà án cấp phúc thẩm.
- Tổng hợp 10 bản án liên quan đến tranh chấp giữa các thành viên trong công ty