Banner

Sống Thử là gì và hậu quả pháp lý

Sống thử hay còn gọi chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng (theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình).

Chào mừng các bạn đã đến với Kênh Pháp luật và đời sống của DB Legal.

Hôm nay sẽ là một topic chưa bao giờ hết hot đó là “sống thử và giải quyết các hậu quả pháp lý”. 

Sống thử hay còn gọi chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng (theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình).

Trong quá trình sống thử, nếu có con và/hoặc tài sản và/hoặc nợ chung thì sẽ được giải quyết như thế nào? Hãy cùng chúng tôi thảo luận các quy định pháp luật về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhé.

Thứ nhất, về quan hệ vợ và chồng:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình thì Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Có nghĩa là xét về phương diện pháp lý thì nam nữ chung sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn thì không được xem là vợ và chồng hợp pháp. Do đó, trong quá trình sinh sống chung với nhau mà một trong hai bên có quan hệ với bên thứ ba thì người đó không vi phạm pháp luật.

Thứ hai, về quan hệ giữa con và nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng

Theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình thì Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Theo đó, nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con ruột như là vợ chồng hợp pháp đối với con của mình.

Thứ ba, về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Như vậy, trong quá trình mà nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng thì tài sản hình thành trong giai đoạn đó sẽ được giải quyết dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Nếu không thỏa thuận được thì áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và quy định khác liên quan mà sẽ không được áp dụng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Do đó, trước khi sống thử mà không đăng ký kết hôn, nam và nữ cần nhận biết, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ liên quan đến con chung, tài sản, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sinh sống chung, tránh trường hợp có tranh chấp, bất hòa dẫn đến không đạt được mục đích sống thử ban đầu, hay còn gọi là "vỡ mộng" nhé.

 

DB Legal là Công ty Luật uy tín tại Đà Nẵng và tại các tỉnh thành khác tại Việt Nam. Khách hàng đến với chúng tôi sẽ được trãi nghiệm với dịch vụ chuyên nghiệp nhất với mức chi phí hợp lý nhất. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Local Office Numbers:
Hotline: +84 357 466 579
Email: contact@dblegal.vn

Liên hệ

Địa chỉ 1: Tầng 3, Tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Địa chỉ 2: 28 Thanh Lương 20, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Hotline 1: (+84) 357 466 579

Hotline 2: (+84) 985 271 242

Điện thoại: (+84) 236.366.4674

Email: contact@dblegal.vn

zalo
facebook