Banner

Yêu cầu bồi thường khi bị người khác đánh như thế nào?

Yêu cầu bồi thường khi bị người khác đánh như thế nào?

Kính gửi DB Legal - Công ty Luật tại Đà Nẵng,
Cuối năm 2024, Tôi đang lưu thông bằng xe máy trên đường thì bỗng một thanh niên (gần nhà) đến chặn đường và đánh vào mắt, mũi của Tôi. Tôi được người dân đưa vào bệnh viện và giám định thương tật là 5%. Tôi muốn hỏi là Tôi có quyền yêu cầu thanh niên kia bồi thường hay không? Xin cảm ơn.

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến DB Legal - Công ty Luật tại Đà Nẵng.  Liên quan đến các thắc mắc của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

I. Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật dân sự 2015;

- Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/09/2022 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm: 

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ....của người khác mà gây thiệt hại và có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần thì phải bồi thường. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

III. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, đối với trường hợp có thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì việc xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm sẽ bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

Theo đó, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây ra hành vi vi phạm bồi thường các khoản chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp của Anh - bị một thanh niên đánh có tỷ lệ thương tật là 5% thì căn cứ quy định nêu trên, anh có thể yêu cầu người gây ra hành vi vi phạm các khoản bồi thường thiệt hại như sau:

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

2.  Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

4. Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần.

Trên đây là ý kiến tư vấn của DB Legal về trường hợp của anh. Trường hợp cần giải thích cụ thể thì anh có thể liên hệ với DB Legal.

 

Thông tin có trong bài viết này mang tính chất chung và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về quy định pháp luật. DB Legal sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ việc sử dụng hoặc áp dụng thông tin cho bất kỳ mục đích kinh doanh nào. Để có tư vấn pháp lý chuyên sâu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

📞: +84 357 466 579

📧: contact@dblegal.vn

🌐Facebook:  DB Legal Vietnamese Fanpage or DB Legal English Fanpage 

🐦X(Twitter)

💼Linkedin

🎬Youtube

Liên hệ

Địa chỉ 1: Tầng 3, Tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Địa chỉ 2: 28 Thanh Lương 20, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Hotline 1: (+84) 357 466 579

Hotline 2: (+84) 985 271 242

Điện thoại: (+84) 236.366.4674

Email: contact@dblegal.vn

zalo
facebook